Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm để các lãnh đạo bị kết án quá nhẹ và được hưởng án treo?

Sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm đã tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng một cách quyết liệt, không có vùng cấm, bất kể người đó là ai.

Tuyên bố vừa kể, cũng như chủ trương đưa đất nước vào “kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã tạo nên một luồng sinh khí mới và được đông đảo người dân hưởng ứng và mong đợi.

Tuy nhiên, cho đến nay sau hơn 5 tháng trên cương vị người đứng đầu của Đảng, phản ứng của dư luận đã cho thấy, sự ủng hộ đối với ông Tô Lâm đã sụt giảm theo chiều rơi thẳng đứng.

Đây không chỉ là hệ quả của cái gọi là Nghị định “hành dân” 168, mà còn vì cái gọi là công cuộc đốt lò “quyết liệt, không có vùng cấm, và bất kể người đó là ai”, nhưng không thực hiện đúng như cam kết.

Ngày 17/1/2024, truyền thông nhà nước đưa tin, cựu Bộ trưởng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị Viện kiểm sát đề nghị 24 – 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Đáng chú ý, ông Dũng kể từ khi bị khởi tố bắt tạm giam nhưng vẫn được tại ngoại để chữa bệnh.

Tương tự, sáng 18/1, sau 4 ngày xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Trịnh Văn Chiến – cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, và bị cáo Nguyễn Đình Xứng – cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, mỗi người 36 tháng tù cho hưởng án treo.

Chưa hết, trên mạng xã hội cũng lan tỏa câu chuyện về tỷ phú Trịnh Văn Quyết “chung tiền” để được giảm án tù. Theo đó, cuối năm 2024, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết xin hoãn phiên tòa phúc thẩm với lý do chữa bệnh.

Theo giới thạo tin, có thể đây là kế sách của tập đoàn quan chức Thanh Hóa, dùng để kéo dài thời gian xét xử phúc thẩm vụ án. Với mục đích, để Quyết còi chung tiền “hối lộ”, nhằm giúp Quyết thoát án tù 21 năm theo bản án sơ thẩm đã tuyên.

Theo giới quan sát, ông Trịnh Văn Quyết đang nhắm tới Nghị quyết 164/2024 của Quốc Hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Đây là bằng chứng cho thấy, tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ là người đầu tiên hợp pháp cho việc thực hiện thí điểm Nghị quyết của Quốc hội. Và nếu ông Quyết chung đủ số tiền theo yêu cầu của Tòa Sơ thẩm còn hơn 80 tỷ đồng, thì ông Quyết sẽ thoát tội và được trả tự do.

Công luận đặt câu hỏi, tại sao trong thời gian gần đây, trong việc xét xử các vụ án tham nhũng lớn, các lãnh đạo cấp cao như Mai Tiến Dũng, Trịnh Văn Chiến, Nguyễn Đình Xứng… bị kết án rất nhẹ so với tội danh và được cho hưởng án treo?

Những điều kể trên, hoàn toàn trái ngược với việc, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, ở Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại luồng dư luận thấy rằng, điều vừa kể xuất phát từ chủ trương bao che mang tính hệ thống của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm.

Mới nhất, giới phân tích quốc tế đã đánh giá hiệu quả chống tham nhũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Theo đó, cố Tổng Bí thư Trọng đã tạo ra những bước đột phá quan trọng cho công cuộc đốt lò, trong khi Tổng Bí thư Tô Lâm đang tiếp tục duy trì con đường đó. Tuy nhiên, hiệu quả chống tham nhũng của ông Tô Lâm hiện nay còn phụ thuộc vào các áp lực trong nội bộ của Đảng.

Để đảm bảo duy trì quyền lực, cũng như sự ổn định trong Đảng hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm buộc phải có các quyết định khác nhau trong từng thời điểm cho thích hợp.

 

Trà My – Thoibao.de